Hoa sen là một trong những loài hoa vốn dĩ rất quen thuộc, từ lâu đã được người Việt Nam xem như quốc sắc thiên hương vì vẻ đẹp cao quý và hương thơm thanh khiết. Chúng được trồng phổ biến ở châu Á. Đặc biệt phải kể đến khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Không chỉ là loài hoa đẹp mà nó còn mang trong mình rất nhiều ý nghĩa thú vị. Vậy bạn có biết hoa sen nguồn gốc từ đâu, có ý nghĩa và công dụng gì trong đời đống văn hóa không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loài hoa đặc biệt này nhé!
- Nguồn gốc hoa sen
Hoa sen được biết đến với tên khoa học là Nelumbo nucifera, thuộc họ Nelumbonaceae. Trong tiếng Anh, hoa sen có tên gọi là “Lotus” và trong tiếng Việt được gọi với cái tên khác là “Liên hoa”. Hoa sen xuất hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ, theo nhiều tài liệu ghi chép khác nhau. Sau đó lan sang các nước như Trung Quốc và một số vùng của châu Úc, châu Á
Hiện nay, Hoa sen phổ biến tại khu vực châu Á, nhưng được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới như châu Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, do nền văn hóa quá khác nhau nên ở các nước phương Tây, họ chỉ sử dụng sen để trang trí và làm đẹp. Còn đối với Việt Nam nói riêng và các nước phương Đông nói chung, việc trồng và sử dụng loài hoa này với nhiều mục đích khác nhau.
Nhiều người nghĩ rằng liên hoa chỉ được trồng tại các vùng thuộc Châu Á. Nhưng sự thật loài hoa này xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới, ta có thể bắt gặp hình ảnh của sen ngay tại Châu Âu, Châu Mỹ… Tuy nhiên, tại phương Tây, sen chủ yếu được dùng với mục đích trang trí và làm đẹp. Còn ở Việt Nam, cây sen được trồng và sử dụng toàn diện lấy cả củ, ngó, hoa, hạt và lá sen…
- Đặc điểm sinh học của hoa sen
Một vài đặc điểm nổi bật của liên hoa:
- Cây sen là loài thực vật thủy sinh.
- Thân rễ có hình trụ, mọc thon dài và có gai tù mọc xung quanh thân.
- Thân sen ngầm dạng củ sen, hình thuôn dài, ăn được. Rễ mọc từ củ sen, có nhiều nhánh. Cuốn lá có nhiều gai, phiến lá to tròn màu xanh mướt.
- Lá sen vươn dài mọc lên trên mặt nước. Cuống lá dài, có gai nhỏ hơi tù. Phiến lá to hình khiên, đường kính toàn bộ lá tầm khoảng 60–70cm có gân tỏa thành hình tròn đẹp mắt.
- Đài 3–5, và có màu lục.
- Bông sen nở rộ tỏa ra nhiều lớp cánh hoa tạo cảm giác chồng lớp đan xen. Hoa có nhiều mức độ màu từ hồng đậm đổ về trắng.
Quả sen hay chính là hạt sen chứa một hạt không nội nhũ, có hai lá mầm dày. Chồi mầm gồm 4 lá non gập vào phía trong.
Sen được phân loại dựa theo màu sắc của hoa như: Sen hồng, sen vàng, sen xanh, sen trắng, hoa sen tím, sen đỏ… Ngoài ra, còn có một số loại sen khác đang được trồng phổ biến như sen cạn, sen thái, sen đất, sen tuyết, sen mini…
- Ý nghĩa hoa sen
3.1 Ý nghĩa hoa sen trong các nền văn hóa
Sen hồng không chỉ là loài hoa nổi tiếng ở Việt Nam mà nó cũng là loài hoa có nhiều ý nghĩa cũng như ảnh hưởng đến nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Trong văn hóa Ai Cập cổ đại: Loài hoa này chính là biểu tượng của sự sống và sự tái sinh mãi mãi. Bông sen nở ở những vùng nước tù đọng và bẩn đục, bông sen hoàn mỹ là sự sống xuất hiện đầu tiên, sau đó tạo hóa và vầng thái dương mới lóe ra từ trái tim rộng mở của nó.
Trong văn hóa Ấn Độ: bông sen hồng đã được coi là biểu tượng thiêng liêng của người Hindu. Nó thường được sử dụng như là một ví dụ về vẻ đẹp linh thiêng, các cánh hoa đã nở được coi là sự mở rộng của tâm hồn và là biểu tượng của sự thăng hoa tinh thần.
Trong văn hóa Nhật Bản: ý nghĩa hoa sen hồng chính là một hình ảnh biểu tượng của đức hạnh, sự thanh khiết và nguyên vẹn, kiên cường vượt lên giữa xã hội.
Trong văn hóa Việt Nam: bông sen được coi là quốc hoa và mang rất nhiều ý nghĩa biểu tượng nhân văn sâu sắc. Hình ảnh liên hoa đẹp gắn liền với đời sống thôn quê dân dã, giản dị và gần gũi. Chúng thể hiện ý chí mạnh mẽ, kiên cường vươn lên mọi nghịch cảnh của người Việt trong cuộc sống, trong sự nghiệp.
3.2 Hoa sen trong phật giáo
Hoa sen trong Phật giáo là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên (svayambhu). Theo kinh Lalitavistara, phần tâm linh của con người thì vô nhiễm, giống như hoa sen mọc trong bùn mà không bị hôi tanh bởi bùn. Còn theo Phật giáo Mật tông thì trái tim con người giống như đóa sen, khi Phật tính phát triển bên trong thì đóa sen sẽ nở. Khi nhìn ngắm hồ sen, qua tuệ nhãn của mình, Đức Phật thấy rằng giữa cuộc đời này có nhiều hạng căn cơ khác nhau. Có căn cơ thấp như khi sen còn trầm luân dưới đáy bùn, có căn cơ cao như khi đã vươn lên thành hoa xòe nở đón nhận ánh sáng mặt trời. Đây chính là ý nghĩa của việc Phật ngồi trên tòa sen
Hình ảnh Đức Phật được mô tả là ngồi trên toà sen với tư thế “liên hoa toạ” (tư thế hoa sen). Đây cũng là tư thế ngồi thiền định hoặc giảng kinh của các tu sĩ Phật giáo sau này. Thế ngồi này giúp cho con người có được sự an tịnh của thân và tâm, do đó hộ trợ cho quá trình thiền định.
Xuất phát từ ý nghĩa sâu xa trong tư tưởng Phật giáo nên hoa sen trở thành một loài hoa vừa gần gũi vừa thuần khiết nên được người dân phương Đông đặc biệt coi trọng.
Ở Việt Nam chúng ta có thể dễ dàng bặt gặp hình ảnh hoa sen trong các công trình kiến trúc tôn giáo, tâm linh. Liên hoa chính là biểu tượng kiến trúc và những công trình Phật giáo nổi tiếng như Chùa Một Cột, Chùa Tây Phương, Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa… hình ảnh hoa sen phật có ý nghĩa của sự giác ngộ, vượt qua mọi cám dỗ, cái xấu cái ác hướng tới cái thiện, tâm hồn từ bi theo đạo Phật.
Ngoài đạo phật Hoa sen cũng có ý nghĩa thiêng liêng đối với các giáo phái khác. Tọa lạc tại thủ đô quốc gia New Delhi, đền Lotus là một công trình kiến trúc dành riêng cho tín ngưỡng Baha’i. Cấu trúc tuyệt đẹp của tòa nhà này được mở ra dưới hình dạng một bông sen trắng tuyệt đẹp và là một trong những ngôi đền được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới. Thiết kế của ngôi đền này do kiến trúc sư người Canada Fariborz Sahba lên ý tưởng và được hoàn thành vào năm 1986. Ngôi đền này nhằm mục đích tuyên truyền về tính duy nhất của Đấng toàn năng và mở cửa cho tất cả mọi người không phân biệt quốc tịch, tôn giáo, chủng tộc hay giới tính. Ngôi đền Hoa sen là một trong bảy Ngôi nhà thờ cúng Baha’i có mặt trên khắp thế giới.
3.3 Hoa sen trong tình yêu
Trong tình yêu hoa Sen tượng trưng cho sự tinh khôi, trong sáng. Vì thế, hoa Sen đã trở thành một biểu tượng vừa gần gũi, vừa thanh cao, nếu bạn muốn một tình yêu chân thành, lãng mạn và tiến đến hôn nhân hạnh phúc thì hãy sử dụng biểu tượng hoa sen để bắt đầu.
Ý nghĩa của sen trong mỗi một màu sắc, lại thể hiện một thông điệp sâu sắc khác nhau:
Ý nghĩa hoa sen trắng: Bình dị và tao nhã, một vẽ đẹp tinh khiết thoát ra từ đầm lầy. Mang ý nghĩa về một tình yêu vị tha, trong sáng.
Ý nghĩa của hoa sen xanh: Màu xanh cho hoà bình nhân loại, sen xanh là biểu tượng của sức mạnh chiến đấu vì hoà bình.
Ý nghĩa hoa sen vàng: màu vàng tươi sáng như màu ánh nắng mặt trời mang ý nghĩa cho sự che chở và bảo vệ.
Ý nghĩa của hoa sen hồng: Sen hồng hay còn gọi là sen ta là sen thông dụng nhất, màu hồng tỏa hương thơm ngát, có ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu thắm thiết.
Ý nghĩa của hoa sen tím: Sen tím là loại sen mới, được nhập khẩu từ các nước, loài sen này có hoa kép rất thơm và hoa to, ý nghĩa về hoa sen thể hiện cho tình yêu chung thuỷ sắc son, màu tím hơi pha màu hồng của sen ta làm nên sự đa dạng màu sắc của sen Việt Nam.
Ý nghĩa của hoa sen đỏ: Màu hoa tượng trưng cho trái tim, mang ý nghĩa tình yêu chung thủy, lòng nhân ái.
3.4 Hoa sen trong phong thủy, trang trí nhà cửa
Bông sen là loài hoa phong thuỷ, được trồng trong ao hồ hay trồng chậu trước nhà giúp gia đình được che chở luôn gặp may mắn và bình an. Liên hoa đem lại phong thuỷ tốt cho những ai sở hữu, hoa sen biểu tượng cho ý chí vươn lên, vượt qua mọi khó khăn gian khổ để đạt được những thành công như mong đợi
Hương sen thơm ngát, dịu nhẹ tạo cảm giác dễ chịu nên nhiều gia đình thường cắm hoa sen vào mùa hạ tạo không khí mát dịu nhẹ nhàng, màu sắc hài hòa giúp không gian sống thêm phần lãng mạn, thư giãn.
- Hoa sen trong đời sống hằng ngày
4.1Nguyên liệu chế biến món ăn, thưởng trà
Tất cả các bộ phận của cây sen từ hoa, lá, củ, hạt và ngó còn được sử dụng để làm nguyên liệu chế biến ra những món ăn ngon và bổ dưỡng. Chẳng hạn như:
- Củ sen và hạt sen làm được nhiều món ăn mặn và ngọt trong các bữa ăn
- Lá sen được phơi khô để hãm nước uống hoặc có thể nấu súp ăn
- Cánh hoa, lá sen và tua sen được dùng để làm salad
- Hạt sen làm nhân bánh và nấu chè
- Ngó sen được chế biến làm gỏi, làm nộm và nấu canh
- Nhụy sen để ướp trà
- Hoa sen trong y học, chữa bệnh
Sen có thể xem là một loại thảo dược thần kỳ, có thể dùng làm thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Có thể kể đến như:
- Lá sen làm trà giúp lợi tiểu, mát gan, giảm mỡ máu, giải độc, kiểm soát lượng đường huyết, chống ợ chua, hạ huyết áp…
- Củ sen hỗ trợ làm giảm đường huyết và cholesterol trong máu
- Hạt sen giúp làm dịu dạ dày
- Trà sen giúp điều trị mụn, làm đẹp da
- Tâm sen và hạt sen giúp chữa bệnh mất ngủ
Ngoài ra, cây sen còn có thể dùng để chữa được nhiều bệnh khác như chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống nấm và kháng khuẩn, giảm cân tốt, chữa bệnh thiếu máu, xương chắc khỏe, giải nhiệt tốt, thậm chí còn ngăn ngừa bệnh tim và bệnh ung thư.
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa sen
Để có những bông sen với màu sắc tươi sáng, lá xanh mướt thì cần phải có kỹ thuật trồng và chăm sóc thật cẩn thận, có như thế mới đảm bảo cây luôn phát triển tốt nhất, mang đến nét đẹp cho không gian.
5.1 Cách trồng hoa sen
Về phương pháp trồng, thì bạn có thể trồng bằng củ, từ hạt sen hay tách ngó từ bụi sen.
Trồng bằng hạt: Hạt giống bông sen tròn và to không bị sâu bệnh. Ngâm ngập hạt vào nước ấm khoảng 16 – 30 độ C, chú ý thay nước một ngày 2 lần. Hạt sẽ nảy mầm sau khoảng thời gian 2 – 7 ngày. Khi đó hãy cắt bỏ lớp vỏ ngoài hạt sao cho không gãy mầm và vẫn tiếp tục thay nước hàng ngày.
Thời điểm gieo hạt: Có hai vụ chính để trồng sen là khoảng tháng 12 – 1 và tháng 5 – 7. Thời điểm gieo hạt tốt nhất vào mùa xuân, sau khi ủ hạt nảy mầm trồng cây vào đất bùn đặt nhẹ không để hạt quá lún sâu vào bùn, luôn giữ lượng nước vừa phải.
Trồng sen từ củ: lưu ý không được trồng ngay sau khi vừa mới thu hoạch, mà phải đợi khoảng 3 tháng cho củ nảy mầm. Nhưng nếu muốn trồng ngay thì phải dùng nước nóng để xử lý trước. ủ giống được chọn phải lớn và có ít nhất 2 lóng. Tiến hành cắt ngang đoạn cuối vùi vào đất ẩm sâu 5cm tạo góc nghiêng 15 độ.
5.2 Kỹ thuật chăm sóc hoa sen
Cách chăm sóc sen cũng không quá phức tạp, chỉ cần đáp ứng được một số nhu cầu thiết yếu cho cây sen để có cách giữ bông sen tươi lâu cũng như cây sinh trưởng và phát triển tốt, dưới đây là một số điểm lưu ý khi chăm sóc hoa sen
Độ ẩm: Cây sen ưa ẩm nên phải luôn duy trì lượng nước đầy đủ trong chậu. Chú ý tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối, không tưới khi đang nắng gắt. Khi tưới thì đổ nhẹ nước vào chậu chứ không để đọng nước trên mặt lá.
Ánh sang: Bạn phải chọn khu vực có nhiều ánh sáng để trồng sen, cây thích hợp những khu vực có ánh sáng nhiều cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.
Phân bón: Bổ sung dinh dưỡng cho cây 1 lần/tháng, phân NPK 20-10-10 theo liều lượng trên bào bì. Cây sau trồng thời gian khoảng 3 tháng bạn nên đổi phân bón sang NPK 20-20-20 , phân loại này chứa hàm lượng kali cao giúp cây phân hoá mầm hoa nhiều, hoa to và đẹp hơn.
Một thời gian sau trồng từ 8-10 tháng sẽ chiêm ngưỡng đợt hoa đầu tiên. Để tiết kiệm thời gian cây ra hoa, bạn nên trồng cây bằng củ sẽ cho thời gian ra hoa nhanh hơn từ 3-4 tháng.
Tỉa cành: Thường xuyên cắt bỏ những cành lá héo, bông hoa tàn để đảm bảo tính thẩm mỹ cho cây sen. Khi cắt lưu ý là phải cắt sát xuống tận gốc.
Sau khi nở rộ khoảng 3 – 5 ngày, hoa sẽ tàn dần nên bạn cần chăm sóc cẩn thận trong thời gian hoa nở và thường thì sen sẽ lụi và chết dần vào cuối năm. Khi đó hãy cắt toàn bộ phần thân của chúng, để lại khoảng 10cm trên của củ sen. Làm như vậy để đến mùa hè năm sau khi nhiệt độ bắt đầu tăng lên cây sen sẽ mọc trở lại và bắt đầu chu kỳ sống và nở hoa của chúng.