Các món ăn từ chim bồ câu ngăn ngừa thiếu máu, cải thiện trí nhớ

Ngày đăng: 28 - 07 - 2023 Lượt xem: 14 lượt

Một cắc thắng 9 kê – Một bồ câu hơn 9 con gà?

Các món ăn từ chim bồ câu có vị ngon, bổ dưỡng phù hợp với mọi lứa tuổi. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng canxi trong thịt bồ câu là 30mg/100g, thịt gà là 9mg/100g. Hàm lượng vitamin B2 của thịt bồ câu là 0,20mg/100g, thịt gà là 0,09mg/100g. Hàm lượng sắt của thịt bồ câu là 3,8mg/100g, thịt gà là 1,4mg/100g. Trong Đông Y, thịt chim bồ câu có tính bình, vị mặn, thành phần dinh dưỡng khá phong phú, có tác dụng bổ thận kiện tỳ vị, khí huyết…

Chim bồ câu hầm thuốc Bắc là món ăn rất thích hợp dùng cho người suy nhược cơ thể, phụ nữ có thai và sau khi sinh… Ảnh sưu tầm từ Internet

Không chỉ là loại thực phẩm thơm ngon, thịt chim bồ câu còn là một vị thuốc quý, có nhiều tác dụng vàng đối với sức khỏe con người. Dưới đây là 5 công dụng phổ biến của loại thịt này:

1. Phòng ngừa thiếu máu

Theo các chuyên gia, thịt chim bồ câu rất giàu sắt giúp nâng cao chức năng tạo máu của cơ thể. Ngoài ra nó còn chứa vitamin A, B1, B2, E và nhiều nguyên tố vi lượng là thành phần tạo máu. Do đó, ăn loại thịt này sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả thiếu máu do thiếu sắt.

Ảnh sưu tầm từ Internet

2. Chữa lành vết thương

Một trong những lợi ích đặc biệt của thịt chim bồ câu chính là giúp chữa lành vết thương hiệu quả. Do đó, đây là món ăn rất tốt cho người có vết thương hở trên da hoặc người mới ốm dậy.

Loại thịt này rất giàu collagen, có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và phục hồi cơ thể. Không những thế, các axit amin và khoáng chất trong thịt chim bồ câu có khả năng hỗ trợ cơ thể tổng hợp và xây dựng protein, tái tạo tế bào hồng cầu và năng lượng. Từ đó giúp cơ thể nhanh phục hồi các chức năng vật lý sau khi ốm.

3. Bồi bổ cơ thể

Thịt bồ câu rất phù hợp với người đang ốm hoặc sau khi ốm dậy không chỉ vì nó có thể giúp chữa lành vết thương mà còn có công dụng giúp bồi bổ, phục hồi cơ thể hiệu quả. Nhờ các axit amin và các khoáng chất trong thịt chim bồ câu, cơ thể sẽ được hỗ trợ tổng hợp và xây dựng protein, tái tạo tế bào hồng cầu và năng lượng, giúp cơ thể nhanh phục hồi và cảm thấy khỏe khoắn hơn. Hơn nữa, mặc dù giàu chất đạm nhưng loại thịt này lại ít chất béo nên khả năng tiêu hóa cao, vừa bổ sung dinh dưỡng tốt, vừa không làm tăng mỡ máu và đường huyết. Rất thích hợp cho người suy dinh dưỡng, người già, người muốn bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng, phụ nữ sau sinh và bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.

4. Tốt cho não bộ

Ảnh sưu tầm từ Internet

Thịt bồ câu có chứa nhiều phospholipid có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở tế bào mô để làm chậm quá trình lão hóa ở hệ thần kinh. Do đó, ăn thịt chim bồ câu còn có tác dụng bổ não, tăng cường trí nhớ và khả năng tư duy cho người lao động trí óc và trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.

Ngoài ra, loại thịt này còn rất giàu cephalin, vitamin A, B, E, canxi và sắt, có thể cải thiện quá trình trao đổi chất và đổi mới tế bào não, cải thiện sức sống của não, giúp cải thiện trí nhớ, và giúp phát triển trí não. Người lao động trí óc nên thêm loại thịt bổ dưỡng này vào thực đơn hàng ngày để bồi bổ cho não bộ.

5. Dưỡng nhan, tăng cường sinh lực

Trong Đông y, thịt bồ câu tính bình, vị mặn, đi vào can thận, dinh dưỡng phong phú. Phụ nữ nếu biết tận dụng lợi ích của chim bồ câu, có thể bổ sung khí huyết, tăng cường trí nhớ…Hàm lượng chondroitin trong loại thịt này được ví sánh ngang với nhung hươu, rất tốt cho cơ thể.

Ảnh sưu tầm từ Internet

Những lưu ý khi sử dụng thịt bồ câu cần phải nhớ

Thịt chim bồ câu rất tốt để bồi bổ sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều, mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 con. Nguyên nhân bởi hàm lượng chất béo trong thịt chim bồ câu, đặc biệt là phần da rất cao vì vậy để tránh thừa chất bạn nên có chế độ ăn cân bằng cùng các thực phẩm bổ dưỡng khác.

Chim bồ câu dù rất ngon và giàu dinh dưỡng, nhưng không phải ai ăn cũng tốt.

  • Những người bị dị ứng với thịt chim hoặc những người có bệnh tim, huyết áp cao nên hạn chế ăn chim bồ câu, hạn chế ăn cả da và mỡ của chim vì có chứa nhiều chất béo và cholesterol.
  • Những người có thể chất nóng trong người không thích hợp ăn thịt chim bồ câu.
  • Người mắc bệnh về gan, đặc biệt là viêm gan cấp tính thì không nên ăn nhiều thịt chim bồ câu.

– Những người bị dị ứng với thịt chim bồ câu: Ăn vào sẽ gây nên ngứa hoặc nổi mề đay, gây cảm giác khó chịu.

– Những người có bệnh tim, huyết áp cao nên hạn chế ăn cả da và mỡ của chim vì có chứa nhiều chất béo và cholesterol.

Cho trẻ sơ sinh ăn thịt chim bồ câu

Thịt chim bồ câu được coi là “thượng phẩm” đối với dinh dưỡng trẻ nhỏ, giúp bé cao lớn, thông minh hơn. Tuy nhiên, loại thịt này dành cho bé ăn dặm từ 8 tháng tuổi trở lên chứ không sử dụng cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa, xương của chim bồ câu khá nhỏ có thể gây hóc xương cho trẻ, phụ huynh nên chú ý loại bỏ trong quá trình chế biến thịt cho bé.

Thực phẩm cần tránh kết hợp với chim bồ câu

Trong ẩm thực cổ truyền phương Đông, việc phối hợp các loại thực phẩm với nhau có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những giúp cho mọi đồ ăn thức uống có thể phát huy tối đa hiệu quả bổ dưỡng mà còn tránh sinh ra độc tố. Một số lời khuyên của thầy thuốc đông y khi sử dụng, chế biến các món ăn từ chim bồ câu:

Tránh chế biến chim bồ câu với gan heo, thịt heo, nấm đầu khỉ, có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, nếu ăn vào buổi tối, sẽ khiến bạn bị khó ngủ do thức ăn không được tiêu hóa.

Không ăn chim bồ câu cùng với tôm, cá diếc vì có thể gây dị ứng, đầy hơi, chướng bụng hay nổi mề đay.

Bài viết liên quan

4 loại nước nhiều canxi hơn sữa bò, giúp xương luôn chắc khỏe, dẻo dai: Có sẵn ở Việt Nam, càng có tuổi càng nên bổ sung

4 loại nước nhiều canxi hơn sữa bò, giúp xương luôn chắc khỏe, dẻo dai: Có sẵn ở Việt Nam, càng có tuổi càng nên bổ sung

08 - 09 - 2023

Thiếu canxi có thể dẫn đến các vấn đề về xương, răng, cơ bắp vậy nên các thực phẩm...

3 kiểu ăn cà pháo trở thành 'thuốc độc', người Việt có đủ cả 3

3 kiểu ăn cà pháo trở thành 'thuốc độc', người Việt có đủ cả 3

29 - 07 - 2023

Dân gian vẫn có câu "Một quả cà, ba thang thuốc" ngụ ý nói nên tính độc, hại cho...

Cây trà hay cây chè? Công dụng của trà, các loại trà?

Cây trà hay cây chè? Công dụng của trà, các loại trà?

06 - 07 - 2023

Cây chè hay trà là loài cây mà lá và chồi được sử dụng để làm nước giải khát,...

Cây mít, tác dụng không ngờ của quả mít

Cây mít, tác dụng không ngờ của quả mít

25 - 06 - 2023

Cây mít tên khoa học là Artocarpus heterophyllus là loại thực vật ăn quả, được trồng phổ biến ở...

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

22 - 06 - 2023

Tết Đoan Ngọ, ngày "giết sâu bọ" vào ngày mùng 5 tháng 5 theo âm lịch, là một ngày...

Công dụng, cách chế biến rau cần tây

Công dụng, cách chế biến rau cần tây

16 - 06 - 2023

Cần tây là nguyên liệu, gia vị nấu ăn quen thuộc của nhiều gia đình Việt, bạn đã thực...