Cây mít tên khoa học là Artocarpus heterophyllus là loại thực vật ăn quả, được trồng phổ biến ở xứ nhiệt đới, vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cây mít được trồng và khai thác từ khá lâu tại Việt Nam, đã đi sâu vào đời sống, văn hoá người dân, với hình ảnh ngôi nhà, gốc mít đặc trưng của làng quê Việt.
Mít được coi là loại cây ăn trái nhiệt đới có quả chín lớn nhất lớn trong các loài thảo mộc. Quả mít lớn, xù xì gai góc nhưng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế rất cao.
Thịt quả mít (múi mít) rất thơm ngon lại chứa hàm lượng đường, chất xơ cao, nhiều dưỡng chất như: vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C, vitamin D, canxi, kali, sắt, thiamin, riboflavin, niacin, magneisum và nhiều chất dinh dưỡng khác. Chính vì vậy, thịt quả mít có tác dụng tốt đối với cơ thể, sức khoẻ con người.
1. Tăng cường hệ miễn dịch
Mít là loại trái cây có nguồn vitamin C tuyệt vời. Vitamin C giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào bạch cầu. Một chén nước ép từ mít có thể cung cấp cho cơ thể một số lượng lớn chất oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể.
Ngoài vitamin C, mít còn rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như ignans, isoflavones và saponins. Đây là những loại chất có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa. Những loại chất dinh dưỡng thực vật có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư ra khỏi cơ thể và làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào, nguyên nhân dẫn ra các căn bệnh liên quan đến thoái hóa.
2. Tốt cho hệ tiêu hoá
Mít cũng chứa rất nhiều chất xơ, vì vậy chúng giúp ngăn ngừa táo bón và đi tiêu dễ dàng hơn. Loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, từ đó giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già (đại tràng). Ngoài ra, mít còn chứa 1 số hoạt chất tốt cho hệ tiêu hoá, chống viêm, loét rất tốt.
3. Tốt cho xương
Mít rất giàu magiê, một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kết hợp với canxi để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến xương như loãng xương.
4. Bổ sung năng lượng mà không sợ tăng cân
Mít được coi như là một trái cây giàu năng lượng do chứa nhiều đường như fructose và sucrose, những loại đường này giúp bạn bổ sung năng lượng gần như ngay lập tức. Mặc dù, mít là loại trái cây giàu năng lượng nhưng nó lại không chứa chất béo bão hòa, cholesterol nên bạn có thể ăn nhiều mà không sợ tăng cân, béo phì..
5. Điều hoà huyết áp
Kali chứa trong mít được chứng minh là có tác dụng điều hoà huyết áp. Vì vậy, ăn mít thường xuyên là cách để làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
6. Chăm sóc sức khoẻ đôi mắt
Mít có chứa nhiều vitamin A, một loại chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của đôi mắt và làn da. Mít có tác dụng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh quáng gà.
7. Ngăn ngừa thiếu máu
Mít cũng chứa nhiều chất sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và kiểm soát việc giúp lưu thông máu trong cơ thể. Đối với những người ăn kiêng thì mít là loại trái cây tuyệt vời để bổ sung tình trạng thiếu sắt mà không sợ bị béo phì.
8. Tốt cho hệ thần kinh cơ bắp
Trong mít có chứa nhiều vitamin B1 và B6, loại chất cần thiết cho sự phát triển của sợi cơ và thần kinh. Do vậy mít tốt cho cơ thể cả về thể chất lẫn tinh thần.
Hạt mít (rang, luộc hoặc nướng) không chỉ ăn rất bùi mà còn chứa nhiều tinh bột, chất sơ và khoáng chất tốt cho người ăn kiêng, giảm cân, chăm sóc sắc đẹp.
Mít là cây trồng có giá trị kinh tế cao
Ngoài trồng mít để lấy quả mít chín ăn tươi, sấy khô làm mứt, mít còn có thể làm một số món ăn; Xơ mít có thể dùng làm dưa muối gọi là nhút là đặc sản của vùng quê Nghệ An “Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn”. Hạt mít
Hạt mít (rang, luộc hoặc nướng) không chỉ ăn rất bùi mà còn chứa nhiều tinh bột, chất sơ và khoáng chất tốt cho người ăn kiêng, giảm cân, chăm sóc sắc đẹp.
Gỗ mít cũng là loại gỗ được chuộng để tạc tượng thờ trong các đền chùa vì thớ gỗ mịn, dễ khắc nhưng nặng và chắc.
Những người nên hạn chế ăn mít
Tuy mít mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng những người mắc bệnh sau đây cần thận trọng khi ăn mít hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người bị bệnh gan, gan nóng, cơ địa nóng
Do mít chứa nhiều đường nên sẽ gây nóng, vì vậy sẽ không tốt cho người mắc bệnh gan và người có cơ địa nóng
Người mắc bệnh thận, suy thận
Mít chứa nhiều kali nên khi ăn nhiều mít, cơ thể hấp thụ quá nhiều kali, sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng kali làm tăng kali trong máu, và có thể dẫn đến tử vong do ngừng tim.
Một số lưu ý
Cũng như các loại thực phẩm, cây trái có nhiều dưỡng chất, lượng đường cao thì bạn không nên ăn mít khi đói hoặc khi cơ thể không được khoẻ, suy nhược dễ dẫn đến tình trang đầy bụng, khó chịu, gây nóng, ợ chua…
Hy vọng những tổng hợp của Sống Plus về mít sẽ giúp bạn hiểu và sử dụng mít hiệu quả. Chúc các bạn mùa hè vui vẻ!!!
Sống Plus tổng hợp